Đề kiểm tra hóa 11 chương nito photpho
Câu hỏi 1 : Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?
AKCl.
Bạn đang xem: Đề kiểm tra hóa 11 chương nito photpho
BCa3(PO4)2
CK2SO4
D(NH2)2CO
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phân đạm là phân chứa N => (NH2)2CO
Đáp án - Lời giải
Câu hỏi 2 : Trong công nghiệp, để thu được axit photphoric có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta điều chế bằng phản ứng :
ACa5F(PO4)3 + 5H2SO4$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$5CaSO4↓ + 3H3PO4 + HF
BCa(H2PO4)2 + H2SO4 → CaSO4↓ + 2H3PO4
CP2O5 + 3H2O → 2H3PO4
D3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO
Lời giải chi tiết:
Để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để thu được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước
\(4P + 5{{\text{O}}_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2{P_2}{O_5}\)
P2O5 + 3H2O \( \to\) 2H3PO4
Câu hỏi 3 : Phân kali cung cấp kali cho cây dưới dạng ion:
ANO3-và NH4+
BK+
Cphotphat (PO43-)
DK+và NH4+
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phân kali cung cấp kali cho cây dưới dạng ion K+
Đáp án - Lời giải
Câu hỏi 4 : Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì :
ATạo ra khí có màu nâu.
BTạo ra dung dịch có màu vàng.
CTạo ra kết tủa có màu vàng.
DTạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.
Lời giải chi tiết:
Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.
Câu hỏi 5 : Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
A (NH4)3PO4 B NH4HCO3 C CaCO3 D NaClLời giải chi tiết:
NH4HCO3 dễ bị nhiệt phân hủy, sinh ra nhiều muối nên được sử dụng làm bột nở, tạo độ xốp cho bánh.
Câu hỏi 6 : Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a) bông khô
(b) bông có tẩm nước
(c) bông có tẩm nước vôi trong
(d) bông có tẩm giấm ăn
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là:
A (b). B (a). C (d). D (c).Lời giải chi tiết:
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là dùng bông có tẩm nước vôi trong để nút vào ống nghiệm.
2Ca(OH)2 + 4NO2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O
Câu hỏi 8 : Nhóm nitơ gồm những nguyên tố nào ?
AN, P, Mg, Sb, Bi.
BN, P, As, Sb, Bi.
CN, P, As, Ni.
DN, P, Ca, Cs, Sb.
Câu hỏi 9 : Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công. Lí do chính là:

Câu hỏi 10 : Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước?
A2.
B3.
C4.
D5.
Lời giải chi tiết:
Trong dung dịch H3PO4phân li thuận nghịch theo 3 nấc:
Nấc 1: H3PO4$\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H++ H2PO4-
Nấc 2: H2PO4-$\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$H++ HPO42-
Nấc 3: HPO42-$\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$H++ PO43-
=> trong dung dịch axit photphoric có 4 loại ion
Câu hỏi 11 : Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
Amàu tím.
Bmàu đỏ.
Cmàu hồng.
Dmàu xanh.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Dung dịch NH3 có môi trường bazơ nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Đáp án - Lời giải
Câu hỏi 12 : Các dạng thù hình quan trọng của P là
AP trắng và P đen.
BP trắng và P đỏ.
CP đỏ và P đen.
DP trắng, P đỏ và P đen.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
2 dạng thù hình quan trọng của P là P trắng và P đỏ
Đáp án - Lời giải
Câu hỏi 13 : Cho 20 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn dư 3,2 gam Fe. Thể tích NO thu được ở đktc là :
A 2,24 lít. B 11,2 lít.C 4,48 lít. D 6,72 lít.Phương pháp giải:
Do Fe dư nên tạo thành muối Fe2+
Sử dụng định luật bảo toàn e: 2nFe = 3nNO => nNO = ?
Lời giải chi tiết:
Do Fe dư nên tạo thành muối Fe2+
nFe = (20 – 3,2)/56 = 0,3 mol
BTe ta có: 2nFe = 3nNO => nNO = 2.0,3/3 = 0,2 mol
=> V = 4,48 lít
Đáp án - Lời giải
Câu hỏi 14 : Nitơ phản ứng với chất nào sau đây ở điều kiện thường ?
AMg.
BO2.
CCl2.
DLi.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở nhiệt độ thường nitơ chỉ tác dụng với liti tạo liti nitrua.
6Li + N2 $\to $ 2Li3N
Câu hỏi 15 : Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :
A21.
B15.
C19.
D8.
Phương pháp giải:
+) Coi Fe và S trogn 1 chất có tổng số oxi hóa là 0
+) Xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi
+) Viết quá trình cho - nhận e => xác định hệ số cân bằng
Lời giải chi tiết:
Coi Fe và S ban đầu có trong chất có số oxi hóa là 0
$\begin{align}& {{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }{{H}_{2}}\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{O}_{4}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & \,\,1.|{{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,\,+\,\,2\overset{+6}{\mathop{S}}\,\,\,+\,\,15e \\ & 5.|\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,+\,\,3e\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align}$
=> PTHH: FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O
=> hệ số của HNO3 là 8
Câu hỏi 16 : Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có mùi khai thoát ra. Chất X là
A amophot. B ure. C natri nitrat. D amoni nitrat.Phương pháp giải:
Khí X không màu là NO, khí mùi khai là NH3. Từ sản phẩm thu được suy ngược lại thành phần của X
Lời giải chi tiết:
Cu và H2SO4 tác dụng với chất X có khí không màu, hóa nâu trong không khí là NO => Trong X có nhóm NO3-
Khi X tác dụng với dd NaOH → khí mùi khai → khí đó là NH3
Vậy công thức của X là NH4NO3: amoni nitrat
PTHH: Cu + 4H2SO4 + 8NH4NO3 → 4(NH4)2SO4 + 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO↑
NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3↑(mùi khai) + H2O
Câu hỏi 17 : Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A(NH4)2HPO4, KNO3
B(NH4)2HPO4, NaNO3
C(NH4)3PO4, KNO3
DNH4H2PO4, KNO3
Câu hỏi 19 : Tính bazơ của NH3 là do
Atrên nguyên tử N còn cặp e tự do.
Xem thêm: Hình Ảnh Tranh Đính Đá Đẹp Nhất, Tranh Gắn Đá
Bphân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
CNH3 tan nhiều trong nước.
DNH3 tác dụng với nước tạo thành NH4OH.
Lời giải chi tiết:
- Tính bazơ của NH3 là do trên nguyên tử N còn cặp e tự do không tham gia liên kết.
- Theo thuyết bronsted , bazo là chất nhận proton
- Theo thuyết areniut, bazo là chất tan trong nước phân li ra ion OH-
H2O + NH3⇌ OH–+ NH4+
Câu hỏi 20 : Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các đơn chất O2, F2, N2 là
AO2 2 2.
BO2 2 2.
CN2 2 2.
DN2 F2 2.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các đơn chất O2, F2, N2 là: N2 2 2.
Đáp án - Lời giải
Câu hỏi 21 : Khối lượng NaNO2 cần dùng trong phòng thí nghiệm để thu được 6,72 lít N2 (đktc) là
A 19,2 gam B 20,1 gam C 27,0 gam D 20,7 gamPhương pháp giải:
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế N2 bằng phản ứng:
NH4Cl + NaNO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2 + NaCl + 2H2O
- Tính toán theo PTHH.
Lời giải chi tiết:
NH4Cl + NaNO2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2 + NaCl + 2H2O
Theo PTHH: nNaNO2 = nN2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol
=> mNaNO2 = 0,3.69 = 20,7 gam
Câu hỏi 22 : Sau quá trình tổng hợp NH3 từ H2 và N2 $({{n}_{{{H}_{2}}}}:{{n}_{{{N}_{2}}}}=3:1)$, áp suất trong bình giảm đi 10% so với áp suất lúc đầu. Biết nhiệt độ của phản ứng giữ không đổi trước và sau phản ứng. Phần trăm theo thể tích của N2, H2, NH3 trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lần lượt là :
A25% ; 25% ; 50%.
B30% ; 25% ; 45%.
C22,22% ; 66,67% ; 11,11%.
D20% ; 40% ; 40% .
Phương pháp giải:
Theo giả thiết \({n_{{H_2}}}:{n_{{N_2}}} = 3:1\) nên ta giả sử lúc đầu có 1 mol N2 và 3 mol H2.
Trong một bình kín có nhiệt độ không đổi thì áp suất tỉ lệ thuận với số mol hỗn hợp khí : $\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{p_1}}}{{90\% {p_1}}}$
Gọi số mol N2 và H2 phản ứng là x và 3x mol. Sau phản ứng số mol khí giảm bằng một nửa lượng phản ứng tức là giảm 2x mol.
Ta có : nN2, H2 ban đầu - nkhí giảm = nN2, H2, NH3 sau phản ứng
Lời giải chi tiết:
Theo giả thiết \({n_{{H_2}}}:{n_{{N_2}}} = 3:1\) nên ta giả sử lúc đầu có 1 mol N2 và 3 mol H2.
Trong một bình kín có nhiệt độ không đổi thì áp suất tỉ lệ thuận với số mol hỗn hợp khí :
$\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{{p_1}}}{{90\% {p_1}}}$ \( \Rightarrow \) nhỗn hợp khí sau phản ứng = \({n_2}\)= $4.\frac{{90}}{{100}} = 3,6\,\,mol$
Cách 1 : Tính số mol của các chất sau phản ứng dựa vào phản ứng
Phương trình phản ứng hoá học:
N2 + 3H2 $ \rightleftarrows $ 2NH3 (1)
bđ: 1 3 0 : mol
pư: x 3x 2x : mol
dư: 1–x 3–3x 2x : mol
Theo (1) ta thấy : nhỗn hợp khí sau phản ứng = (1 – x) + (3 – 3x) + 2x = 4 – 2x = 3,6 \( \Rightarrow \) x = 0,2
Vậy phần trăm về thể tích của các khí là :
$\% {V_{{N_2}}} = \frac{{1 - 0,2}}{{3,6}}.100\% = 22,22\% ;\,\,\% {V_H}_{_2} = \frac{{3 - 3.0,2}}{{3,6}}.100\% = 66,67\% ;\,\,\,\% {V_{N{H_3}}} = 11,11\% .$
Cách 2 : Dựa vào sự tăng giảm thể tích khí
Gọi số mol N2 và H2 phản ứng là x và 3x mol. Sau phản ứng số mol khí giảm bằng một nửa lượng phản ứng tức là giảm 2x mol.
Ta có : ${n_{({N_2},\,\,{H_2})\,\,ban\,\,đầu}} - {n_{khí\,\,gỉam}} = {n_{({N_2},\,\,{H_2},\,\,N{H_3})\,\,sau\,\,phản\,\,ứng}} \Rightarrow 4 - 2x = 3,6 \Rightarrow x = 0,2\,\,mol.$
Câu hỏi 23 : Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là
ANH4Cl.
BNaNO3.
C(NH4)2SO4.
DNH4NO3.
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải
+) Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra => X là muối amoni
+) Cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí => khí đó là NO => muối X chứa ion NO3-
=> X là muối NH4NO3.
Câu hỏi 24 : Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch muối nào sau đây:
AMgCl2, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.
BAlCl3, ZnCl2, NH4Cl, NaCl.
CNH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.
DNH4NO3, NH4Cl, Na2SO4, NaCl.
Lời giải chi tiết:
NH4Cl | (NH4)2SO4 | Na2SO4 | NaNO3. | |
Ba(OH)2 | Tạo khí mùi khai | Tạo kết tủa trắng và khí mùi khai | Tạo kết tủa trắng | Không hiện tượng |
Câu hỏi 25 : Cho các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, Ba(HCO3)2. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt các dung dịch đó?
ADung dịch NaCl.
BDung dịch NaOH.
CDung dịch ancol etylic
DDung dịch Ba(OH)2.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta dùng NaOH vì
Đáp án - Lời giải
Câu hỏi 26 : Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là
A70%.
B25%.
C60%.
D75%.
Phương pháp giải:
2AgNO3$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Ag + 2NO2 + O2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
=> nAg = nHNO3
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
Lời giải chi tiết:
2AgNO3$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2Ag + 2NO2 + O2
x → x → x → 0,5x
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
x → 0,25x → x
=> nAg = nHNO3 = x mol
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
0,75x ← x
=> %mAg phản ứng = 75%
Câu hỏi 27 : Hoà tan hết 5,4 gam kim loại M trong HNO3 dư được 8,96 lít khí đktc gồm NO và NO2, dX/H2 = 21. Tìm M biết rằng N+2 và N+4 là sản phẩm khử của N+5
AFe
BAl
CZn
DMg
Phương pháp giải:
Gọi nNO = x mol; nNO2 = y mol => nhỗn hợp khí = PT(1)
$\bar{M}=\frac{30x+46y}{x+y}=21.2$ => PT(2)
+) Viết quá trình cho – nhận e và áp dụng bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + nNO2
=> mối liên hệ M và n
Lời giải chi tiết:
Gọi nNO = x mol; nNO2 = y mol
=> nhỗn hợp khí = x + y = 0,4 mol (1)
$\bar{M}=\frac{30x+46y}{x+y}=21.2$ (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,1; y = 0,3
Quá trình cho – nhận e:
$\begin{align}& \overset{0}{\mathop{M}}\,\to \overset{+n}{\mathop{M}}\,\,+\,ne;\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\text{ 3}e\to \overset{+2}{\mathop{\,N}}\,O \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\text{ 1}e\to \overset{+4} {\mathop{\,N}}\,{{O}_{2}} \\ \end{align}$
Bảo toàn e: ne cho = ne nhận = 3.nNO + nNO2 = 0,6
$=>\,\,\frac{5,4}{M}.n=0,6\,\,=>\,\,M=9n$
Với n = 3 => M = 27 => M là Al
Câu hỏi 28 : Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là
A49,61%.
B56,32%.
C48,86%.
D68,75%.
Phương pháp giải:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
+) Tính tổng số mol H3PO4 trong dung dịch thu được
+) mdung dịch thu được = mP2O5 + mdung dịch ban đầu
Lời giải chi tiết:
nP2O5 = 1 mol; nH3PO4 ban đầu= 1,25 mol
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
1 mol → 2 mol
=> tổng số mol H3PO4 trong dung dịch thu được = 2 + 1,25 = 3,25 mol
=> mH3PO4 = 318,5 gam
mdung dịch thu được = mP2O5 + mdung dịch ban đầu = 142 + 500 = 642 gam
=> C% = 318,5 / 642 . 100% = 49,61%
Câu hỏi 29 : Từ quặng photphorit, có thể điều chế axit photphoric theo sơ đồ sau :
$Quặng -photphorit\xrightarrow{{{t}^{0}},Si{{O}_{2}},C}P\xrightarrow{{{t}^{0}}}{{P}_{2}}{{O}_{5}}\to {{H}_{3}}P{{O}_{4}}$
Biết hiệu suất chung của quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4 49%, cần khối lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 là
A1,18 tấn.
B1,81 tấn.
C1,23 tấn.
D1,32 tấn.
Phương pháp giải:
+) Viết sơ đồ chuyển hóa rút gọn: Ca3(PO4)2 → 2H3PO4
+) Tính nCa3(PO4)2 lí thuyết theo số molH3PO4
+) mCa3(PO4)2 thực tế dùng = mCa3(PO4)2 lí thuyết / H =>mquặng
Lời giải chi tiết:
mH3PO4 = 1.49 / 100 = 0,49 tấn
Ca3(PO4)2 → 2H3PO4
310 196
0,775 tấn ← 0,49 tấn
=> mCa3(PO4)2 thực tế dùng = 0,775.100 / 90 = 31/36 tấn
=> mquặng = 31/36 . 100/73 = 1,18 tấn
Câu hỏi 30 : Cho hỗn hợp X chứa 18,6 gam gồm Fe, Al, Mg, FeO, Fe3O4 và CuO. Hòa tan hết trong dung dịch HNO3 dư thấy có 0,98 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 68,88 gam muối và 2,24 lít (đktc) khí NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m là
A 14,76. B 16,2. C 13,8. D 15,40.Phương pháp giải:
X + HNO3 → Muối + NO + H2O
BTKL: mH2O = mX + mHNO3 - m muối - mNO = ? => nH2O
BTNT "H": nHNO3 = 4nNH4+ + 2nH2O => nNH4+
BTNT "N": nHNO3 = nNO3- + nNH4+ + nNO => nNO3-
BTNT "O": nO(X) + 3nHNO3 = 3nNO3- + nNO + nH2O => nO(X)
=> m = mKL = mX - mO(X)
Lời giải chi tiết:
X + HNO3 → Muối + NO + H2O
BTKL: mH2O = mX + mHNO3 - m muối - mNO = 18,6 + 0,98.63 - 68,88 - 0,1.30 = 8,46 gam
=> nH2O = 0,47 mol
BTNT "H": nHNO3 = 4nNH4+ + 2nH2O => 0,98 = 4nNH4+ + 2.0,47 => nNH4+ = 0,01 mol
BTNT "N": nHNO3 = nNO3- + nNH4+ + nNO => 0,98 = nNO3- + 0,01 + 0,1 => nNO3- = 0,87 mol
BTNT "O": nO(X) + 3nHNO3 = 3nNO3- + nNO + nH2O
=> nO(X) + 3.0,98 = 3.0,87 + 0,1 + 0,47 => nO(X) = 0,24 mol
=> m = mKL = mX - mO(X) = 18,6 - 0,24.16 = 14,76 gam
Đáp án - Lời giải
× Báo lỗi góp ý
Vấn đề em gặp phải là gì ?
Sai chính tả Giải khó hiểu Giải sai Lỗi khác Hãy viết chi tiết giúp tieulongnu.com.vn
Gửi góp ý Hủy bỏ
Liên hệ Chính sách







Đăng ký để nhận lời giải hay và tài liệu miễn phí
Cho phép tieulongnu.com.vn gửi các thông báo đến bạn để nhận được các lời giải hay cũng như tài liệu miễn phí.